25%

Ấm tích vẽ trúc lâm thất hiền số 2

Mã SP: AT031

  • Thương hiệu: Gốm Thành Thủy
  • Nơi sản xuất: Bát Tràng, Việt Nam
  • Chất liệu: Sứ cao cấp
  • Màu sắc: Men lam cổ
  • Kích thước:  Dung tích 1.25 lít
  • Hoa văn: Vẽ trúc lâm thất hiền
  • Áp dụng: Trưng bày, Quà tặng, quà biếu..
    (Sản phẩm chưa bao gồm phí vận chuyển VAT )

Giá bán:1.200.000 VNĐ 900.000 VNĐ

Chi tiết sản phẩm

Ấm tích vẽ trúc lâm thất hiền số 2 – men lam cổ – vẽ trúc lâm Thất hiền – quai đồng – bọc đồng
Sản phẩm bao gồm :1 bình trà, 6 chén trà, 6 đĩa
Kích thước ấm: cao 14cm, đường kính vị trí lớn nhất 12cm
Kích thước chén: đường kính 7cm, cao 6cm
Kích thước đĩa: đường kính 11cm
Dung tích ấm: 1.25 lít

Ấm tích vẽ trúc lâm thất hiền số 2

1. Trúc Lâm Thất Hiền – Ấm tích vẽ trúc lâm thất hiền số 2

Trúc Lâm Thất Hiền là thành ngữ dùng để chỉ  bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Trung Quốc, vào thời gian giữa những năm 200 – 300 sau Tây Lịch. Bảy người hiền đó là các ông: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm

Bảy ông Hiền này có cùng một chí hướng, tu theo đạo Tiên, thường tụ nhau nơi rừng trúc đàm đạo quanh một cái bàn, vào thời nhà Tấn bên Trung Quốc tức là vào thời Tư Mã Chiêu, con của Tư Mã Ý, trong truyện Tam Quốc

Đây là nhóm Thanh đàm của Đạo gia, bàn về những vấn đề thanh cao, những tư tưởng siêu việt.

Đây cũng là nhóm đại diện cho phong trào sống nghệ thuật phong lưu theo tự nhiên, để cho tình cảm lãng mạn nẩy nở tự do, không chịu gò ép trong lễ nghi hay giới luật.

2. Nguyễn Tịch (210 – 263) – Ấm tích vẽ trúc lâm thất hiền số 2

Nguyễn Tịch, tên chữ là Tự Tông, người đất Trấn Lưu, con của Nguyễn Vũ, một trong Kiến An Thất tử.

Nguyễn Tịch có dung mạo khác thường, chí khí mở rộng, tự nhiên, một mình độc lập, phóng túng tự do, mà mừng giận không hiện ra nét mặt, thường đóng cửa ở trong nhà đọc sách, có khi hàng tháng không bước chân ra ngoài, có khi trèo lên núi ngao du sơn thủy hàng mấy ngày quên trở về.

Nguyễn Tịch đọc rất nhiều sách mà thích nhất là sách Đạo Đức Kinh của Lão Tử và Nam Hoa Kinh của Trang Tử.

Ông thích uống rượu, biết thổi sáo, giỏi đàn cầm, đương khi đắc ý chợt quên hình hài mà siêu thần nhập hóa.

Vì có cái cuồng danh đó mà Tư Mã Chiêu (con của Tư Mã Ý) đem lòng ngưỡng mộ, muốn kết thân với Nguyễn Tịch, nhưng ông không chịu nên cố ý say sưa luôn 60 ngày đêm để khỏi gặp Tư Mã Chiêu.

Bề ngoài của Nguyễn Tịch trông rất phóng đãng, nhưng bên trong rất thuần chính. Hành động phóng đãng là giả vờ để tránh tai họa, bảo trọng lấy thân mà thôi.

Ông nhìn thấy triều đình càng lúc càng suy yếu, quan lại chuyên quyền, dua nịnh, ông rất đau lòng, nên đã kết tinh vào tác phẩm “Vịnh Hoài” của ông, một tập thơ bất hủ gồm 82 bài thi, một kiệt tác của thời bấy giờ. Tấm lòng của ông bao la, tầm mắt rộng lớn mà không gặp được người đồng khí tương cầu nên đã phát tiết bi thương trong thơ văn đến độ mãnh liệt.

Nguyễn Tịch có viết sách “Đạt Trang Luận”, trong đó, ông xác định Triết lý tự nhiên, luôn luôn ý thức cái lý đồng nhất trong sai thù.

Nguyễn Tịch có cặp mắt rất đặc biệt, khi vừa lòng ai thì nhìn với đôi mắt xanh, còn không vừa lòng ai thì nhìn với đôi mắt trắng. Khi mẹ Nguyễn Tịch mất, ông Kê Hỷ mang đồ lễ đến viếng, Nguyễn Tịch tiếp nhìn với đôi mắt trắng dã. Hỷ ra về mà bụng không bằng lòng. Em của Kê Hỷ là Kê Khang nghe biết chuyện đó, mới mang rượu và cắp đàn đến, thì Tịch rất vui, vừa ý lắm, tiếp Kê Khang với đôi mắt xanh.

Năm thứ tư đời Cảnh nguyên, tức là năm 263, Nguyễn Tịch mất, hưởng được 54 tuổi.

Kê Khang thường ca tụng Nguyễn Tịch rằng: Nguyễn Tự Tông, miệng không bàn lỗi của người. Ta mỗi khi bắt chước điều ấy mà không kịp được, cùng cực bẩm tính hơn người, với sự vật không thương tổn, chỉ có cái uống rượu quá mức thôi.

 

 

Ấm tích vẽ trúc lâm thất hiền số 2

 

© 2016 Gốm Sứ Thành Thủy Bát Tràng